Giải thích Thanh đảng trong Đảng Cộng sản Liên Xô

Việc gì dẫn tới những cuộc thanh trừng của Stalin và nó đóng vai trò nào trong hệ thống quyền lực của chủ nghĩa Stalin, là một đề tài gây nhiều tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu. Một số, như Oleg Gordievsky và Christopher Andrew, cho là Stalin quá tin vào những thuyết âm mưu khiến ông bị mắc bệnh hoang tưởng.[12]

Dimitri Wolkogonow thì không tin, Stalin thực sự muốn chống lại những âm mưu phe của Trotzky và những người nằm vùng cho chủ nghĩa tư bản, mà cho là các cuộc thanh trừng là những tính toán duy lý để bảo vệ chế độ và giữ vững quyền lực của mình.

"Guồng máy trù dập, mà Stalin trong thập niên 1930 đã để cho hoành hành, không chỉ làm cho các cán bộ cấp dưới trở nên cuồng tín, mà chính cả ông nữa. Có thể là nó đã trải qua các giai đoạn sau: Ban đầu là cuộc chiến đấu chống lại những phe thù nghịch, theo đó là việc hủy diệt kẻ thù của chính bản thân, và sau cùng việc sử dụng bạo lực để bày tỏ lòng thần phục đối với 'lãnh tụ'.

Wolkogonow còn kể thêm một vấn đề có liên quan tới bối cảnh các cuộc thanh trừng: Cuộc sản xuất kỹ nghệ tuy đã phát triển, trên báo chí khắp mọi nơi đã báo cáo những thành công. Thực tế là có thể thấy được sự thiếu hụt, phẩm lượng của hàng hóa sản xuất kém, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp. Khoảng cách giữa thực tế và tuyên truyền trên báo chí ngày càng lớn hơn. Để có thể hoàn tất được tiêu chuẩn đưa ra, thì phải tận dụng tối đa những máy móc mà thường bị chăm sóc kém cũng như tăng thêm thật nhiều sức lao động. Nó đưa tới nhiều tại nạn và hư hỏng máy móc. Báo chí cho đó là có phá hoại, mà tội phá hoại tài sản công được coi là một tội nặng. Từ đó bỗng nhiên là khắp mọi nơi xuất hiện những kẻ phá hoại, và kẻ thù của nhân dân.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thanh đảng trong Đảng Cộng sản Liên Xô http://www.spiegel.de/spiegel/spiegelspecialgeschi... http://www.ipn.gov.pl/portal/en/2/77/Decision_to_c... http://necrometrics.com/20c5m.htm http://www.parlament.gv.at/PAKT/PR/JAHR_1997/PK013... http://www.knowbysight.info/BBB/01595.asp http://www.bundesarchiv.de/aktenreichskanzlei/1919... http://www.stalinwerke.de/mp1936/mp1936.html http://www.hronos.km.ru/biograf/kosior.html http://dispatch.opac.d-nb.de/DB=1.1/CMD?ACT=SRCHA&... https://web.archive.org/web/20131207024913/http://...